Theo các nhà xã hội học đương đại, có 3 cách tiếp cận cơ bản trong việc xây dựng lý thuyết để phản ánh, mô hình hóa hoặc giải thích các hiện tượng xã hội đó là:
1. Cách tiếp cận cơ cấu – chức năng (structural-functional approach):
test cau nay về chữ in nghiêng
Theo cách tiếp cận này, xã hội được nhìn như một tổng thể gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng giữa các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với những chức năng được xác định hợp thành nên một chỉnh thể xã hội. Nói cách khác, với cách tiếp cận này, xã hội được nhìn như 1 cỗ máy hoặc cái đồng hồ trong đó bộ phận nào có chức năng của bộ phận ấy. Với cách nhìn nhận như vậy, một xã hội lý tưởng (hoặc một xã hội hợp lẽ tự nhiên) là xã hội có tính hài hòa trong đó các bộ phận làm đúng chức năng, phận sự của mình. Trong xã hội lý tưởng ấy, khi các bộ phận xã hội làm đúng chức năng, sẽ tạo nên sự ổn định và cố kết (hoặc sự đoàn kết) xã hội. Bất ổn xã hội xảy ra khi các bộ phận không làm đúng chức năng, bổn phận, nhiệm vụ hay phần việc của mình. Giải pháp cho các bất ổn xã hội là làm sao giúp cho các bộ phận, các phần cấu thành nên xã hội trở về trạng thái tự nhiên, vốn có, làm đúng chức năng, bổn phận của mình.
Lý thuyết cơ cấu, chức năng ẩn chứa lý tưởng về một xã hội hài hòa, ổn định, trong trật tự. Thông thường, lý thuyết này có xu hướng “bảo thủ” tức là mong muốn duy trì một hiện trạng xã hội lý tưởng theo thứ bậc, tôn ti, trật tự được coi là “trật tự tự nhiên” mà các tri thức sẵn có của xã hội có thể hình dung nên được.
Lý thuyết cơ cấu, chức năng cũng có xu hướng cổ vũ cho sự hợp tác và ổn định xã hội.
<
2. Cách tiếp cận xung đột-mâu thuẫn xã hội (social-conflict approach):
Theo cách tiếp cận này, xã hội là một đấu trường hoặc “chiến trường” trong đó tình trạng bất bình đẳng, sự mâu thuẫn, cạnh tranh, đối kháng thuộc về bản chất của xã hội. Theo cách tiếp cận này, sự hài hòa, ổn định trong xã hội chỉ là những ảo tưởng bởi giữa người với người hoặc giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội luôn ở trong quá trình thay đổi, đấu tranh không ngừng và chính sự đấu tranh, thay đổi này lại góp phần tạo nên động lực đấu tranh mới, tạo nên tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Theo cách tiếp cận này, xã hội đương thời là xã hội bất công và đẳng cấp trong đó người với người bị chia thành nhiều thứ bậc khác nhau do sự khác biệt về tài sản, địa vị xã hội, giới tính, và chủng tộc. Cách tiếp cận này cũng có xu hướng cho rằng, đấu tranh (và mâu thuẫn) là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên.
Những con đẻ của cách tiếp cận này chính là hệ tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền (feminism) trong đó nhìn nhận xã hội như một môi trường tràn ngập sự áp bức đối với phụ nữ bởi phái mạnh (nam giới). Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, xã hội hiện thời là xã hội được cấu tạo, từ bản chất, theo hướng chỉ thuận lợi và thăng hoa cho phái nam và tước bỏ những cơ hội của phái nữ.
Hầu hết các lý thuyết lên án sự bất công xã hội, sự thống trị xã hội của một thiểu số người vì lý do giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, địa lý chia sẻ cách tiếp cận xung đột – mâu thuẫn xã hội này.
3. Cách tiếp cận tương tác biểu trưng (symbolic-interaction approach).
Theo cách tiếp cận này, xã hội được nhìn nhận như là sản phẩm của quá trình tương tác của các cá nhân.
Trong hiện thực xã hội, với tính đa dạng và đa chiều của xã hội, mỗi cách tiếp cận chỉ góp phần giúp những nhà quan sát xã hội soi rọi một phần nhỏ vào bản chất và hiện thực xã hội. Không có cách tiếp cận nào được coi là toàn diện và tuyệt đối đúng trong việc phản ánh, mô tả và giải thích xã hội.
Ngoài 3 cách tiếp cận kể trên trong phân tích xã hội, nhiều nhà xã hội học đương đại còn sử dụng lý thuyết hậu hiện đại (postmodernism) trong phân tích xã hội. Theo cách tiếp cận này, việc xây dựng một lý thuyết chung phản ánh trung thực bản chất hiện tượng xã hội là một giấc mơ ảo tưởng. Cũng theo cách tiếp cận này, lý thuyết nào tuyên bố về sự độc quyền chân lý là lý thuyết phi khoa học. Chân lý có tính chủ quan và tương đối lệ thuộc vào góc nhìn, chỗ đứng và nhiều yếu tố khác của các nhà nghiên cứu xã hội hoặc các chủ nhân xã hội.
Nguồn: John J. Macionis and Linda M. Gerber, Sociology, 6th Canadian Ed., (Toronto: Pearson Prentice, 2008) at 24.