1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÔNG TIN
1.1. Tầm quan trọng của thông tin
Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trong nghiên cứu khoa học vì:
- Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu.
- Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể dẫn giải cho đề tài của mình đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc vì không phải đi nghiên cứu lại.
- Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là bổ sung thêm vào lý thuyết đã có. ...
Tuy nhiên cũng có những bất lợi khi sử dụng thông tin như:
- Tính thiên lệch vì mục đích cá nhân, không tuân theo mục đích nghiên cứu.
- Tính tuyển chọn: nhà nghiên cứu thường hay sử dụng tài liệu của những tác giả nổi tiếng, có vị trí cao trong xã hội…
Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin cần thiết trong tất cả các trường hợp sau:
- Tìm kiếm chủ đề nghiên cứu.
- Xác nhận lý do nghiên cứu.
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu nghiên cứu.
- Nhận dạng vấn đề nghiên cứu.
- Đặt giả thiết nghiên cứu.
- Tìm hiểu luận cứ để chứng minh giả thuyết.
1.2. Các phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau để thu thập thông tin:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phi thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm.
Trên thực tế, nhiều trường hợp nhà nghiên cứu không thể trực tiếp thu thập thông tin trên đối tượng khảo sát, ví dụ như: núi lửa đã tắt, trận động đất đã ngưng…Khi đó nhà nghiên cứu phải thu thập thông tin gián tiếp qua những người trung gian. Người ta gọi chung đó là phương pháp chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia gồm có:
- Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về khoa học sự kiện.
- Gửi phiếu điều tra ( thiết lập bảng câu hỏi) để thu thập thông tin liên quan đến sự kiện khoa học.
- Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.
Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng khảo sát.
Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp, có tác động gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát.
Phương pháp trắc nghiệm: trong nghiên cứu công nghệ gọi là thử nghiệm. Là phương pháp thu thập thông tin có tác động gây biến đổi các biến của môi trường khảo sát. Không gây tác động nào làm biến đổi các thông số trạng thái của bản thân đối tượng khảo sát.
2. XỬ LÝ THÔN GTIN
Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sát hoẵ thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:
- Thông tin định tính.
- Thông tin định lượng.
Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Có hai phương hướng xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
2.1. Xử lý thông tin định tính
Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế…
Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tích các thông tin trên.
Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chúng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.
Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
2.2. Xử lý thông tin định lượng
Thông tin định luợng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao:
- Những con số rời rạc.
- Bảng số liệu.
- Biểu đồ.
- Đồ thị.
- Phân tích chỉ số trung bình.
Nguồn:
http://khcn.tvu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=114:thu-thp-thong-tin-va-x-ly-thong-tin-trong-nckh&catid=67:tai-liu-ppnckh&Itemid=308