Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính
1/ Đinh nghĩa:
- NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
2/ Lý thuyết:
- NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.
3/ Phương pháp thực hiện:
a/ Phỏng vấn sâu :
- phỏng vấn không cấu trúc.
- phỏng vấn bán cấu trúc.
- phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
b/ Thảo luận nhóm:
- thảo luận tập trung.
- thảo luận không chính thức.
4/ Cách chọn mẫu:
- mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
- mẫu xác xuất chùm
- mẫu hệ thống.
- mẫu phân tầng.
- mẫu cụm.
5/ Cách lập bảng hỏi:
- không theo thứ tự.
- câu hỏi mở.
- câu hỏi dài.
- câu hỏi gây tranh luận.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
1/ Đinh nghĩa:
NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
2/ Lý thuyết:
NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
3/ Phương pháp thực hiện:
a/ Phương pháp bảng hỏi
b/ Quan sát ngoài cuộc/ không tham dự
4/ Cách chọn mẫu:
- mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- chọn mẫu hệ thống.
- chọn mẫu phân tầng.
- chọn mẫu cụm.
5/ Cách lập bảng hỏi:
- theo thứ tự.
- câu hỏi đóng – mở.
- câu hỏi được soạn sẵn.
- câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
- câu hỏi không gây tranh luận
Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm chúng tôi sẽ trình bày vấn để theo hướng phân tích bài nghiên cứu khoa học do Th.s Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ nhiệm để tài “ bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp chính sách”
*Những điểm mạnh khi tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình thu thập phân tích dữ liệu
Thứ nhất tác giả đã sử dụng công thức của Oaxaca để tính khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ được tính như sau:
Trong đó: w chỉ thu nhập bình quân theo giờ, m biểu thị cho nam và f biểu thị cho nữ.
wm và wf với dấu gạch ngang là giá trị trung bình của lương nam và nữ;
xm và xf là vectơ gía trị trung bình của các biến độc lập của nam và nữ dựa trên kết quả tính toán thu được đó tác giả mô tả,chứng minh được sự bất sự bất bình đẳng giới trong thu nhập nên nam giới được hưởng mức tiền lương phù hợp trong khi phụ nữ bị trả công ở mức thấp hơn mức họ đáng được hưởng. Và nếu như vậy thì hệ số thu nhập của nam được coi là hệ số cấu trúc lương không có bất bình đẳng còn hệ số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc lương bất bình đẳng.Và sử dụng nhiều công thức trong khoa học tự nhiên đễ tông hợp thống kê các số liệu mà tác giả thu thập dược phục vụ cho vấn đề tác giả nghiên cứu nhằm làm rõ thêm nội dung.
Thứ hai tác giả khảo sát bằng bản hỏi các yếu tố về:
1) các yếu tố kinh tế: đặc điểm cá nhân người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân...,các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm và trình độ nghề nghiệp, khả năng tiếp cận việc làm trong khu vực chính thức, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề; các yếu tố về vị trí địa lý và thay đổi về chính sách...,
2) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị...Từ đó giải quyết đề đặt ra theo chiều nguyên nhân - kết quả.
Điểm mạnh thứ ba là tác giả có thề khát quát được vấn đề mở rộng hơn không chỉ ở Việt Nam “Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có bất bình đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập và sự phân biệt có xu hướng thu hẹp lại, tương tự như ở Trung Quốc, sự bất bình đẳng này do sự phân biệt trong xã hội, từ tư tưởng Nho giáo lâu đời. Sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân của cả định kiến của người thuê lao động lẫn các nguyên nhân thị trường”.
Thứ tư những con số mà tác giả đo lường,phân tích đưa đến kết quả cuối cùng thì bất cứ nhà nghiên cứu nào cùng có thế kiểm nghiệm lại
*Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh thì kèm Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng.
Thứ nhất chỉ xem xét vấn đề dựa trên số lịêu không khám phá hết những nhân tố ảnh hưởng khác.
Ví dụ như trong bài nguyên cứu “Các biến giải thích đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến tiền công, tiền lương, cũng như ảnh hưởng tới sự chênh lệch giữa tiền công tiền lương. Qua các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến lương bao gồm:
1) nhóm đặc tính của người lao động: nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, chi tiêu bình quân đầu người;
2) nhóm yếu tố về lao động bao gồm: trình độ chuyên môn, ngành, nghề lao động, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc;
3) nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị và nông thôn” nếu dùng bản hỏi với những câu hỏi đưa ra những lựa chọn để người cung cấp thông tin trả lời không thể rất khó khái thác thêm những thông tin sâu hơn.
Mặt hạn chế nữa chính là phương pháp định lượng chỉ chú trọng đến con số nhưng trong nghiên cứu này có nhiều vấn đề không được nghiên cứu mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu đã được thực hiện .
ví dụ tác giả đã sử dụng kết quả một số công trình như:
Lý thuyết về khung phân tích giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và được cụ thể hoá qua 8 công cụ phân tích giới. Đó là:
l) Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);
2) Loại công việc (types of work);
3) Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and benefits);
4) Những nhân tố ảnh hưởng (influencing factors);
5) Tình trạng và địa vị (condition and position);
6) Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược (practical needs and strategic interests);
7) Các cấp độ tham gia (levels of participation);
8) Khả năng biến đổi (potential for transformation).
Trên đây là những điễm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng mà nhóm chúng tôi trình bày.
Được đăng bởi
Nguyễn Quốc Việt
Nguồn:
http://nhanhoc07.blogspot.com/2010/03/v-behaviorurldefaultvml-o.html