- Người Nhật thường làm gì vào những lúc rảnh rỗi?
Dưới đây là số liệu về những việc mà người Nhật làm khi họ rảnh rỗi và số lần làm trong một năm dựa theo điều tra của "The 1994 Leisure White Paper":
Nghe nhạc 68.4 lần
Tập thể thao 50.7 lần
Đi bộ 37.9 lần
Làm vườn 37.5 lần
Xem Video 21.8 lần
Ngoài ra thì những việc mà người Nhật hay làm lúc rảnh rỗi kế tiếp là: Đi ăn tiệm, chơi bóng chày, đi tới các quán rượu, bơi lội, chơi bài, lái xe đi dạo, hát Karaoke, đi dã ngoại, đi leo núi, và chơi bowling. Số liệu điều tra này không phân biệt tuổi tác và giới tính, nó chỉ cho biết người Nhật thích làm gì vào những lúc rảnh rỗi mà thôi. Nếu tính theo số tiền chi phí bỏ ra thì đứng đầu là đi du lịch trong nước mặc dầu số lần chỉ là 3 lần trong năm, tiếp đó là đi uống rượu tại các quán bar, đi ăn tiệm, và lái xe đi dạo. Hiện nay thì những trò vui chơi giải trí ít tốn kém ngày càng trở nên thịnh hành.
- Trẻ con thường chơi những trò gì?
Sự ra đời ngày càng nhiều của các trò trơi điện tử đã làm cho nó trở thành trò vui chơi giải trí chiếm ưu thế áp đảo đối với trẻ em. Có rất nhiều trẻ em không có thời gian để đi ra ngoài chơi bởi vì sau khi học xong ở trường thì chúng còn phải đi học thêm rất nhiều cộng với một đống bài vở phải hoàn thành. Bọn trẻ thường lén lút cha mẹ chơi các trò chơi điện tử. Ngoài ra thì đọc truyện tranh (Manga) cũng là một trong những trò giải trí chính của trẻ em Nhật Bản. Chúng luôn háo hức đón đọc các cuốn truyện tranh xuất bản định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Theo như điều tra của bộ giáo dục Nhật Bản thì tỷ lệ học sinh đi học thêm như sau: 31% đối với học sinh lớp 5, 42% đối với học sinh lớp 6 (lớp 6 là lớp cuối cấp 1 của Nhật), và 60% đối với học sinh cấp 2. Thật là đáng thương khi mà phần lớn trẻ em không có đủ thời gian để mà chơi.
- Đàn ông Nhật Bản thích làm gì?
Phần lớn các công việc chức Nhật sau một ngày làm việc mệt mỏi thì họ thường thích cùng các đồng nghiệp đi uống rượu. Vào những ngày nghỉ thì họ thường thích đi chơi gôn, nếu không làm gì thì họ sẽ ngủ đến tận trưa. Với xu hướng toàn cầu hiện nay là có 2 ngày nghỉ cuối tuần cho nên thời gian làm việc bị giảm đi và thời gian rảnh rỗi sẽ tăng lên, kết quả là càng có nhiều người muốn sử dụng thời gian rỗi của mình để tự phát triển bản thân, để tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc tham gia các công tác từ thiện.
- Khi nào thì Pachinko (Vertical Pinball game) được giới thiệu ở Nhật?
Pachinko có nguồn gốc từ trò chơi Corinthian, nó được giới thiệu từ Mỹ sang Nhật vào những năm 1920. Trò chơi này được biến đổi thành Pachinkovào năm 1925, và sau thế chiến thứ 2 thì người ta đưa ra các phần thưởng nhỏ và biến Pachinko trở thành một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến nhất của người Nhật. Theo đà phát triển, các hệ thống điều khiển cơ dần được thay thế bằng các hệ thống điều khiển điện tử và ngày nay thì toàn bộ quá trình phân bố, quản lý trò chơi này đều được tự động hoá bằng máy tính. Một trong những lý do khiến cho Pachinko trở thành phổ biến ở Nhật là do nó khơi dậy máu cờ bạc của người chơi bằng cách thêm các chức năng như là slot-machine (Máy giật xèng), tức là nếu có các tranh hay con số giống nhau thì sẽ có rất nhiều viên bi được rơi ra, thêm vào đó là các tổ chức đứng đằng sau đảm nhận công việc đổi các phần thưởng ra tiền mặt. Các phòng chơi Pachinko hiện nay được trang trí rất mốt và có thêm các phần thưởng là các sản phẩm của các hãng danh tiếng, điều này đã thu hút thêm được rất nhiều khách hàng là nữ giới. Lượng hàng hóa bán được của ngành công nghiệp này đã vượt 26 tỉ yên trong năm 1995, vượt trội hơn cả sản lượng của ngành công nghiệp sản xuất ô tô!
- Trò chơi "Go" (Cờ vây) có gì thú vị?
Cờ vây là trò chơi được phát triển xa xưa từ Trung Quốc. Mặc dù luật của nó rất đơn giản nhưng nó có những ngóc ngách rất tinh vi phức tạp. "Go" là trò chơi mà 2 người chơi trên một bàn vuông gồm 19 hàng và 19 cột tạo thành 361 ô giao nhau. 2 người chơi sẽ lần lượt đặt các viên đá (quân cờ) có màu đen trắng lên các ô giao nhau đó là cố làm sao vây được càng nhiều các ô giao nhau càng tốt. Ai giành được nhiều hơn thì đó là người chiến thắng. Trò chơi luôn thiên biến vạn hoá và chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là đã có thể thay đổi cục diện của toàn bộ ván cờ.
Bạn có thể xem thêm bài viết sau về làm quen với môn cờ vây
- Shogi (Cờ tướng Nhật) có gì thú vị?
Nguồn gốc của cờ tướng Nhật bắt nguồn tại Ấn Độ, khi truyền sang châu Âu thì nó thành cờ vua, khi sang Nhật thì nó chuyển thành "Shogi" (Tướng kỳ – Cờ tướng Nhật). Vì vậy mà sự di chuyển của các quân cờ và luật của cờ tướng Nhật Bản cũng gần giống với cờ vua, điểm khác biệt lớn duy nhất là người chơi có thể dùng quân cờ đã ăn của đối phương thành quân cờ của mình. Chính luật lệ này đã làm cho cờ tướng Nhật Bản trở thành thú vị với một cuộc chiến gay go cho tới khi kết thúc ván cờ và hầu như không có ván cờ hoà như ở cờ vua.
http://www.vysajp.org/news/tin-ngoai/tim-hieu-nhat/thời-giờ-rảnh-rỗi-va-giải-tri-của-người-nhật/